Trị Rạn Da Mông: 7 Cách Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Rạn da mông

Rạn da mông là tình trạng da liễu thường thấy ở nhiều người. Không ít người đau đầu trong việc tìm kiếm những phương pháp trị rạn da mông với mong muốn có lại làn da láng mịn, đều màu. Nhận biết được tâm lý chung này, bài viết sẽ giới thiệu cho bạn 7 cách trị rạn da mông hiệu quả nhất hiện nay.

1. Rạn da mông là gì?

Làn da của chúng ta có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bì. Rạn da sẽ xảy ra ở lớp trung bì (lớp giữa của da) – nơi tập trung nhiều mô liên kết, đồng thời cũng là nơi hình thành và duy trì độ đàn hồi cho da. Khi cơ thể tăng kích thước nhanh, làn da cũng sẽ bị kéo giãn theo, những mô liên kết gồm sợi collagen cũng như sợi elastin có khả năng bị kéo căng quá mức. Điều này dẫn đến kết quả là da bị mất đi tính đàn hồi và dễ dàng hình thành các vết rạn.

Những vết rạn sẽ có hình như những đường nứt, tùy theo sắc tố da của mỗi người mà sẽ có màu nâu, đỏ sậm hoặc tím. Một thời gian các vết rạn sẽ có màu trắng. Sở dĩ vết rạn da thường xuất hiện trên mông là vì đây là vùng da mỏng, dễ bị kéo giãn theo tốc độ tăng trưởng của cơ thể.

Khi bị rạn da trên mông, bạn sẽ thấy sự xuất hiện các vết lõm, nứt. Chúng cũng có thể xuất hiện dưới dạng đường sọc, có khi có hình răng cưa trải dài.

Vết rạn da trên mông tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể khiến cho bạn lúng túng, xấu hổ.

Rạn da mông
Rạn da mông

2. Tình trạng rạn da mông do đâu?

Rạn da ở mông không chừa bất kỳ, tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

  • Mang thai: Sự thay đổi đột ngột về kích thước, tăng cân nhanh để theo kịp sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho kết cấu da bị phá vỡ. Điều này dẫn đến giãn da mông. Thông thường, phụ nữ mang thai thường mắc rạn da vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
  • Sự tăng trưởng nhanh của cơ thể: Tình trạng này hay thấy ở thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì. Khi ở giai đoạn này, tốc độ phát triển của cơ thể nhanh hơn tốc độ đàn hồi của da. Điều này sẽ khiến da bị giãn quá mức, gây nứt da, dẫn đến hiện tượng rạn da.
  • Người sử dụng thuốc có chứa steroid: Các loại thuốc chứa steroid này có khả năng làm cho lớp thượng bì của da mỏng đi, giảm tính đàn hồi của da. Khi da bị mỏng và không đàn hồi thì khó chống lại được những sự tổn thương nên dễ hình thành vết rạn da.
  • Người có tiền sử gia đình bị rạn da: Người có tiền sử gia đình bị rạn da có nguy cơ bị rạn hơn đối tượng khác.
  • Người tăng cân hoặc béo phì: Đây là lý do gây ra rạn da vì độ đàn hồi của da sẽ khó theo kịp sự tăng trưởng về kích thước của cơ thể.

3. 7 cách trị rạn da mông tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Điều trị bằng laser

Bằng cách dùng tia laser chiếu thẳng vào vị trí vết rạn, các vết rạn da sẽ bị mờ. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và bạn cần thực hiện theo đúng các liệu trình. Một liệu trình thông thường sẽ kéo dài khoảng vài tuần.

Điều trị siêu mài mòn da (Microdermabrasion)

Đây là cách trị rạn da mông không cần tiến hành phẫu thuật. Điều trị Microdermabrasion sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào da cũ. Điều này sẽ giúp lớp da mới sớm được hình thành, phương pháp chữa trị này có tác dụng như kem tretinoin. Làn da của bạn sẽ nhanh chóng mờ rạn nếu thực hiện đúng cách.

Lăn kim vi điểm (Microneedling)

Phương pháp này sử dụng các loại mũi kim nhỏ tác động lên bề mặt ngoài của vùng da rạn. Những vùng da bị rạn khi bị kích thích quá mức sẽ sản sinh collagen và elastin. Phương pháp này phát huy hiệu quả sau 6 tháng áp dụng.

Công Nghệ Platelet Rich Plasma (huyết tương giàu tiểu cầu)

Phương pháp này giúp tái tạo collagen, làm mờ các vết rạn. Với cách trị vết rạn da mông này, bạn cần phải lựa địa chỉ uy tín, chất lượng.

Áp dụng các phương pháp tự nhiên

Với những vết rạn da mông mờ, ở phạm vi nhỏ, bạn còn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tự nhiên:

  • Thoa tinh dầu thoa trực tiếp lên vùng da mông bị rạn trong khoảng 20 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày.
  • Thoa gel lô hội lên vùng da bị rạn để da được cấm ẩm, đều màu, láng mịn
  • Sử dụng nước cốt chanh thoa đều đặn mỗi ngày lên da
Trị rạn da mông bằng nước cốt chanh
Trị rạn da mông bằng nước cốt chanh

Sử dụng thuốc Tây

Mọi người cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu khi sử dụng phương pháp này. Các loại thuốc Tây được sử dụng cho rạn da mông gồm:

  • Trofolastin, kem alphastria: Những loại thuốc này giúp làm mờ vết rạn, ngăn ngừa chúng lan rộng.
  • Kem tretinoin: Loại kem này có thể kích thích sự hình thành các collagen. Bạn nên sử dụng sản phẩm này ngay khi vết rạn trên da mới xuất hiện. Riêng phụ nữ có thai không nên sử dụng kem tretinoin vì có thể gây kích ứng.
  • Gel silicon: Có tác dụng là tăng sản sinh collagen, giảm sắc tố melanin hình thành vết rạn trên da.

Sử dụng kem trị rạn da StretcHeal

Kem trị rạn da StretcHeal có chứa các thành phần như bơ thực vật, lô hội, các hợp chất peptide,… giúp nuôi dưỡng làn da, tăng sản sinh collagen, làm mờ các vết rạn và ngăn sự trở lại của chúng trong tương lai. Sản phẩm lành tính, an toàn cho cả phụ nữ mang thai. Đều đặn thoa lên da mỗi ngày 3 lần, sau một tuần bạn sẽ thấy ngay các vết rạn được cải thiện đáng kể.

Kem trị rạn da StretcHeal

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *