Mục Lục
Khi mang thai, mẹ bầu dễ đối mặt với tình trạng bị rạn da. Hầu hết các mẹ bầu sẽ khó tránh khỏi vấn đề da liễu này, đặc biệt là việc bị rạn da ở vùng ngực. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến rạn da ngực khi mang thai? Cách trị rạn da ngực khi mang thai là gì?
1. Nguyên nhân rạn da ngực khi mang thai
Khi da bị kéo căng quá mức, lớp hạ bì bị rách, rạn da sẽ xuất hiện. Biểu hiện dễ thấy nhất của rạn da là các vết sọc kéo dài. Các mẹ bầu không cần quá lo lắng, tình trạng rạn da khi mang thai ai cũng có thể gặp phải. Thông thường, các vết rạn sẽ xuất hiện ở vùng da mỏng như bụng, ngực, mông, đùi.
Khi mang thai, các bộ phận trên cơ thể có sự thay đổi về kích thước để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Cơ thể người mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng. Nồng độ estrogen tăng lên bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Chúng kích hoạt sự phát triển của tuyến vú và các ống dẫn sữa. Việc tăng kích thước đột ngột khiến cho da bị căng giãn, các sợi collagen bị đứt gãy, độ đàn hồi của da sẽ suy giảm. Vùng da bị rạn thường dễ bị chảy xệ, chùng nhão, không đều màu, đôi khi bị sần sùi.
Vết rạn da ngực thường có màu hồng, tím khi mới hình thành, sau khoảng 6-12 tháng, sẽ nhạt dần và chuyển sang màu trắng. Rạn da ngực khi mang thai là sẽ tạo thành những vết rạn dài như rễ chùm của cây.
2. Gợi ý cách chữa rạn da ngực khi mang thai
- Massage với tinh dầu thiên nhiên: Động tác massage sẽ giúp kích thích sản sinh collagen tự nhiên, tăng cường tuần hoàn máu, các vết rạn da sẽ mờ dần đi. Các mẹ có thể tự massage ngực với các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa, tinh dầu hoa oải hương hoặc dầu olive nguyên chất trong khoảng 5-10 phút đều đặn mỗi ngày.
- Tẩy da chết: Sử dụng một chiếc bàn chải tắm lông mềm hoặc xơ mướp để tẩy sạch các tế bào chết. Việc tẩy da chết thường xuyên với tần suất 2-3 lần/tuần sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất collagen và cải thiện tình trạng rạn da, giúp da tươi sáng, mịn màng hơn. Mẹ bầu chú ý, chỉ nên chọn một sản phẩm tẩy da chết phù hợp với da mình nhất, tránh sử dụng quá nhiều loại một lúc. Không nên tẩy da chết quá nhiều lần trong tuần bởi chúng rất dễ gây rát da, kích ứng.
- Sử dụng bơ cacao hoặc bơ shea: Bơ shea và bơ hạt mỡ rất giàu vitamin E. Chúng giúp cung cấp lượng ẩm lớn cho da. Sử dụng bơ hạt mỡ và bơ shea thường xuyên sẽ giúp làm chậm quá trình lão hoá da, ngăn ngừa tình trạng khô nứt da, giúp da căng mịn và đàn hồi. Nhờ vậy mà phần nào giảm các vết rạn da, các vết rạn cũng sẽ khó xuất hiện hơn.
- Laser: Đây là liệu pháp tái tạo bề mặt da, sau một buổi điều trị, laser giúp làm mờ từ 50-75% các vết rạn. Laser hoạt động với chức năng là phá vỡ các mô sẹo, kích thích các mô bị tổn thương tự làm lành. Nhờ thế mà tăng lưu lượng máu di chuyển đến vị trí da bị rạn, các vết rạn sẽ bị xóa mờ. Tuy nhiên liệu pháp này không thích hợp khi mẹ đang trong thai kỳ hoặc mới sinh bé xong.
- Acid peel: Đây là liệu pháp lột da hoá học bằng các dẫn xuất có chứa axit. Những lớp da chết ở bề mặt của da sẽ được loại bỏ sau mỗi lần peel. Nhờ vậy mà giúp làm mờ các vết rạn.
- Kem trị rạn da: Kem trị rạn da có chứa các thành phần giúp xóa mờ vết rạn, cung cấp độ ẩm cho da. Kem trị rạn da StretcHeal chứa các thành phần như bơ thực vật, gel lô hội, peptide,… có khả năng làm ẩm mịn da, kích thích sản sinh collagen từ đó đánh bay các vết rạn. Sản phẩm an toàn với các mẹ đang trong thai kỳ và cả cho em bé. Thoa kem lên những vùng da bị rạn, massage khoảng 15 phút, chỉ sau một tuần sẽ thấy kết quả. Kem trị rạn da StretcHeal là trợ thủ đắc lực trị rạn da ngực khi mang thai.
3. Cách phòng chống rạn da ngực khi mang thai
Các mẹ nên thử những cách sau đây để dưỡng cho da khoẻ đẹp và phòng chống rạn da ngực khi mang thai:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin E, vitamin C, omega-3. Chăm sóc cơ thể và nuôi dưỡng da từ bên trong sẽ giúp giảm thiểu sự hình thành các vết rạn.
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh để tăng cân mất kiểm soát. Mẹ nên ăn uống hợp lý, ăn đủ, không nên ăn quá nhiều. Việc tăng cân nhiều trong thời gian thai kỳ sẽ khiến da dễ bị căng giãn, nguy cơ hình thành các vết rạn sẽ cao hơn rất nhiều.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp mẹ khỏe hơn và hỗ trợ việc kiểm soát cân nặng. Mẹ có thể tập yoga nhẹ nhàng hoặc đi dạo hàng ngày. Việc này không những giúp lưu thông máu tốt, cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp quá trình “vượt cạn” thuận lợi hơn.
- Lưu ý chỉ nên sử dụng các loại kem trị rạn không chứa thành phần retinoids. Đây là thành phần dễ tổn hại đến da, sẽ khiến da khô nẻ, thiếu sức sống.
- Uống ít nhất 1.5-2 lít nước mỗi ngày. Cơ thể luôn cần có đủ nước để nuôi dưỡng các tế bào hoạt động. Uống đủ nước sẽ giúp da được cung cấp độ ẩm và tươi sáng hơn.